Giới Thiệu Về Kinh Dịch Và Phần Mềm Gieo Quẻ Dịch

Kinh Dịch (易經, Yi Jing, I Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này, là một trong “Ngũ Kinh” của Trung Hoa, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại.

Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự…

Gieo Quẻ Lục Hào Mai Hoa (Kinh Dịch) từ Phong Thủy Nhân Sinh

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch (易yì) có nghĩa là “thay đổi” của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  • Bất dịch– bản chất của thực thể. Vạn vật ở tại trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không hề đổi theo không gian và thời gian.
  • Biến dịch– hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
  • Giản dịch– thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không hề cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

Tóm lại:

Vì biến dịch, cho nên có sự sống.

Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.

Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

Hay: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch Hệ từ hạ truyện).

Lịch sử và nguồn gốc của Kinh dịch

Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲 Fú Xī). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852–2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ (禹 ) nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 lìu shí­ sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là “các dãy núi liên tiếp” trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.

Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng; còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn (坤 kūn) trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 qián) (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 guà cí) và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.

Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 yáo cí), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122–256 TCN).

Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722–481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói “Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn.“. Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 Hàn Wǔ Dì) của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện (易傳 yì zhùan), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 zhōu yì).

Trong hơn 50 năm qua, lịch sử “hiện đại” của Kinh Dịch đã trỗi dậy, dựa trên cơ sở các phê phán và tìm kiếm bản khắc mai rùa thời Thương và Chu cũng như bản khắc trên đồ đồng thời Chu và các nguồn khác (xem dưới đây). Việc xây dựng lại nguồn gốc của Kinh Dịch này có quan hệ với một loạt các cuốn sách như The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching của tác giả: S. J. Marshall và Zhouyi: The Book of Changes của Richard Rutt, (xem Tham khảo dưới đây). Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến cách hiểu mới về Kinh Dịch bao gồm các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward Shaughnessy. Các công trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát hiện trong những năm 1970 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (馬王堆) gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh Dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ II TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt đáng kể.

Văn bản trong ngôi mộ cổ bao gồm cả những chú giải bổ sung của Kinh Dịch mà trước đây người ta không được biết và có vẻ như được viết ra(như người ta vẫn gán cho) bởi Khổng Tử. Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận. Khi nói về sự tiến hóa của Kinh Dịch các nhà khoa học nghiêng về xu hướng hiện đại cho rằng đây là điều quan trọng để phân biệt giữa văn bản của Kinh Dịch truyền thống và văn bản giống như Kinh Dịch (mà theo họ là sai niên đại), nằm trong những chú giải được thần thánh hóa suốt hàng thế kỷ cùng với chủ thể của chúng, và các nghiên cứu lịch sử gần đây nhất còn nhận được hỗ trợ bởi các phê phán của các nhà ngôn ngữ học hiện đại và khảo cổ học. Nhiều người cho rằng các văn bản này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa này đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc, gần đây một số tác giả Việt Nam như Kim Định, Nguyễn Thiếu Dũng và Thích Viên Như và những người khác cho rằng Kinh Dịch do người Việt sáng chế hoặc phát triển.

Bát quái

Khái niệm về Bát quái và cách hình thành

Bát quái có thể hình thành từ 2 nguồn:

  1. Đầu tiên là từ triết lý âm dương. Những mối tương quan trong triết lý này được cho là của Phục Hy, như sau:
  • Vô cực sinh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
  • Thái Cực sinh lưỡng nghi, tức âm dương;
  • Lưỡng nghi sinh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
  • Tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái.
  1. Nguồn thứ 2 là từ Văn Vương nhà Chu:

“Khi thế giới bắt đầu, đã có trời và đất. Trời phối hợp với đất sinh ra tất cả mọi thứ trong thế giới. Trời là quẻ Càn và đất là Khôn. Sáu quẻ còn lại là con trai và con gái của họ.”

Sự hình thành Bát Quái

Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện con long mã trên mình có đồ (Đường vẽ ngoằn nghoèo) gọi là Hà đồ và trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy, trên lưng có thư gọi là Lạc thư. Phục Hy nhân thấy con vật đầu rồng mình ngựa trên lưng có 55 khoáy lông đen trắng mà hiểu được lẻ biến hóa của vu trụ bèn vẽ HÀ ĐỒ vạch BÁT QUÁI

Lạc thư, thời cổ cũng gọi là Quy Thư. Tương tự như Hà đồ, cũng là sự kết hợp của các điểm trắng và điểm đen với con số khác nhau, nhưng giữa Lạc thư và Hà đồ vẫn tồn tại những sự khác biệt về mặt bản chất. Số của Lạc thư là từ 1 đến 9, số lẽ là số dương, số chẵn là số âm, tổng cộng âm dương là 45, là số sinh tử, còn mất của vạn vật trong trời đất theo Ngũ hành.

Hậu thiên Bát quái

Tương truyền vào thời Đại vũ, ở sông Lạc gần Lạc dương có rùa thần nổi lên, trên lưng

cõng Lạc thư và đem dâng cho Đại Vũ nhờ vào sự thành công của việc trị thủy đó, nên đã

phân chia thiên hạ thành Cửu châu. Rồi tiếp tục căn cứ vào đó định ra 9 phép lớn để trị vì xã hội.

Ý nghĩa của từng Quái và cách đọc và hiểu chúng

 

Danh sách 8 quái và cách đọc

Càn

Đoài

Ly

Chấn

Tốn

Khảm

Cấn

Khôn

Thiên

Trời

Trạch

Đầm/Hồ

Hoả

Lửa

Chấn

Sấm

Phong

Gió

Thuỷ

Ngước

Sơn

Núi

Địa

Đất

Ý nghĩa của Từng quái

Ý nghĩa của tưng quái trong Kinh dịch

Trùng quái

Khái niệm về Trùng quái và cách hình thành

Trùng quái: Xuất hiện khi đem 2 đơn quái xếp chồng lên nhau.

Bảng tra cách đọc và vị trí 64 quẻ kinh dịch

Ý nghĩa của từng Quẻ và cách áp dụng chúng trong Kinh dịch

Ý tượng 64 Quẻ Kinh dịch

TT Quẻ Diễn giải
1 Bát Thuần Càn

Tượng về Trời cương kiện. Ba nét trên là Càn thượng tức Ngọai Càn; ba nét dưới là Càn Hạ tức Nội Càn, Càn là thuần dương, cực kiện, có 4 đức là:

– Nguyên: là đầu tiên, lớn,

– Hanh: là thông thái, thuận tiện.

– Lợi: thỏa thích, tiện lợi, nên, phải.

– Trinh là chính, bền chặt cho đến cùng.

Càn là hoàn toàn dương cương lại trung chính, có thể to lớn, thông thái, lợi tiện, kiên cố có tài đức, ứng vào việc gì cũng vậy

2 Bát Thuần Khôn

Tượng về Đất, hoàn toàn chất nhu thuận. Ba nét trên là Khôn thượng tức Ngoại Khôn. Ba nét dưới là Khôn hạ tức Nội Khôn.

Khôn nghĩa là thuận. Khôn cũng có 4 đức như Càn là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh,và cực thịnh thuần âm.

3 Thủy Lôi Truân

Dinh dã là đầy, lúc vạn vật mới sinh ra. Vì lúc vạn vật mới sinh nên chưa hanh thái được. Lại có nghĩa là khốn nạn.

Truân là hạng người có gan mạo hiểm, có chí tiến thủ, có tài, hữu vi, nhưng vì thời thế đương buổi truân nạn, nên phải cẩn thận kỹ càng, chẳng nên vội vàng.

Truân là thời bắt đầu lâm nạn. Cho nên cần phải có nhiều bạn hiền giúp đỡ.

4 Sơn Thủy Mông

Mông dã, vật chi trĩ dã là non yếu, mù mờ, mù tối, chẳng tiến được.

Cấn là cao sơn, Khảm là thủy thâm tức là chốn hiểm.

5 Thủy Thiên Nhu

Ẩm thực chi đạo dã, nuôi nấng cho ăn uống, chữ Nhu có ba nghĩa:

1.- Do dự, rù rơ.

2.- Cần thiết mà cần thiết cho người không gì bằng ăn uống.

3.- Chờ đợi. Phải đợi thời cơ, chẳng có thể nôn nao được mà bị sai lầm.

6 Thiên Thủy Tụng

Tranh tụng dã, tranh nhau, tranh biện, kiện cáo. Thế dương cường áp chế người dưới, kẻ dưới lấy lòng hiểm đối đãi người trên, tất xảy ra kiện. Quẻ Tụng ở sau quẻ Nhu là vì ẩm thực mà sinh ra tranh nhau.
7 Địa Thủy Sư

Chúng dã, có phe, có chúng là tượng quần chúng nhóm họp, tượng đem quân đi đánh, tượng một tướng thông suốt toàn quân.

Quẻ này Ngoại Khôn là thuận, Nội Khảm là hiểm, thuận thì an, hiểm thì bất trắc.

Quẻ này lục tam nhu nhược lại bất trung mà đảm lấy chức Sư, chẳng những đã không nên việc mà thất bại, thua quân nên chở thây ma về, nên gọi là dư thi: xe chở thây.

Quẻ thượng lục cho thấy tiểu nhân, vật dụng, là nói lúc khai quốc thừa gia, không nên dùng tiểu nhân vì nó làm loạn.

8 Thủy Địa Tỷ

Tỷ dã nghĩa là thân phụ, có ý liên lạc dây dính với nhau.

Tỷ chính là người cầm đầu trong một đám, một đoàn thể, vậy nên phải nhóm bạn tìm thầy làm việc thân tỷ với người.

9 Phong Thiên Tiểu Súc

Súc dã. Súc có hai nghĩa: nuôi nhau và ngăn đón, tức súc chỉ.

Tiểu nhân nuôi quân tử, thần nuôi quân, dân nuôi quan. Còn nghĩa ngăn đón, dù có thời thế trong một lúc mà dương thì âm súc chỉ, chẳng qua tạm thời ngăn cản, chứ không thể gây ra biến lớn.

10 Thiên Trạch Lý

1.- Giày đạp bằng chân.
2.- Cái giày đi đỡ dưới chân.
Cả hai nghĩa kết lại bằng Lý là Lễ. Nói rộng ra đụng phải hoạn nạn, nhưng chẳng thương hại đến mình.
Lý là lễ tất phải có trật tự.
Trong pho Dịch, bắt đầu quẻ Càn, quẻ Khôn là biết rằng có trời đất; đến quẻ Truân thời có vạn vật và loài người bắt đầu phát sinh. Vì mong mỏi mà cần phải có dạy, nên có quẻ Mông; vì có ăn uống cần phải nuôi nên có quẻ Nhu; vì ăn uống sanh ra tranh nhau nên có quẻ Tụng; vì đấu tranh, cần có quần chúng nên có quẻ Sư; vì phải có liên lạc nên có quẻ Tỷ; vì đông nhóm, cần có chốn nuôi chứa, nên có quẻ Tiểu súc; vì đã súc (nuôi được đông người), tất phải có trật tự nên có quẻ Lý.
11 Địa Thiên Thái

Thông dã. Thỏa thích, thông thuận là tượng âm dương hòa hiệp, thiên địa tương giao.
12 Thiên Địa Bĩ

Tắc dã, nghĩa là lắp, cùng.
Quân tử thất thế, tiểu nhân đạo trưởng, nội nhu, ngoại cương, quân tử đạo tiêu, thiên địa bất giao, quân tử kiêm đức tỵ nạn.
13 Thiên Hoả Đồng Nhân

Thân dã. Tượng quẻ: thượng hạ tương đồng, thượng hạ đồng âm thời chẳng hiểm trở nào, chẳng gian nguy nào mà không lọt được, là cảnh tượng đại đồng vui vẻ.
14 Hoả Thiên Đại Hữu

Khoan dã, đại dã. Tượng quẻ là mặt trời với lửa ở tận trên trời, tia sáng đã tột bực cao, chói lọi tột xa. Việc gì cũng tốt, thông thuận đến trời, soi đến muôn vật.
Chẳng quẻ nào tốt bằng quẻ Đại hữu, sáu hào đều tốt, hạnh phúc cực điểm.
15 Địa Sơn Khiêm

Khiêm dã, chịu lún, chịu nhường cho người khác mà mình an ở vị khuất lún.
16 Lôi Địa Dự

Duyệt dã, vui vẻ, sung sướng, hòa thuận, có nghĩa Sấm ra mặt đất, khí dương phát động.
Còn sơ lục dự mà hung.
Lục tam dự mà hối.
Cửu tứ dự mà nghi.
Ngũ lục thì mắc lấy trình, tật.
Cho nên cảnh sung sướng vui vẻ là cái cửa vào nguy hiểm.
Cho nên dự cũng có nghĩa là dự bị nữa, thời khỏi mắc họa.
17 Trạch Lôi Tuỳ

Tùy tòng dã, là theo, nhiều người vui theo như thiếu nữ ưa thiếu nam mà theo nhau.
Nhưng đạo tùy có hai phương diện: mình tùy người hay người tùy mình.
Chọn minh sư mà tùy là tùy hay; mắc lấy tiểu nhân gian ác mà tùy là t
18 Sơn Phong Cổ

Sự dã là việc.
Tượng quẻ: gió ở dưới núi, gió đụng lấy núi mà quay trở lại, gái dưới trai, gái vì say trai mà mê hoặc là tượng Cổ loạn, đã cổ loạn thì không ngồi yên, tất phải có việc. Phàm sửa trị một việc đều xong phải nguy hiểm, trải gian nan mới trị được Cổ (Cổ là việc).
19 Địa Trạch Lâm

Đại dã là lớn, thịnh lớn, lân cận với.
quẻ Lâm là quẻ tháng 12, dương cương trưởng, âm càng tiêu, đã gần lúc thông thái, quân thần đông đúc, xóa đổi cuộc đời. Bảo dân vô cương. Tuy nhiên, có đâu thịnh mãi mà chẳng loạn, hễ người xử vào thời Lâm chớ nên kiêu xa, phòng tứ, chẳng như thế thời e họa loạn tới ngay trong tám tháng nữa, mà cũng có nghĩa là tháng 8 ắt có hung họa (tháng 8 tức là quẻ Quan vậy).
20 Phong Địa Quan

Quan dã dòm xem, xem xét.
Tượng quái hai dương trên, bốn âm dưới, âm trông vào dương, dương hiển thị cho âm, nên gọi là quan.
Trái lại nguyên quẻ có bốn âm đuổi hai dương là tượng tiểu nhân hại quân tử, đó cũng là ý phù dương, ức âm, phù quân tử, ức tiểu nhân, được biến hóa của Dịch.
21 Hoả Lôi Phệ Hạp

Hợp dã, khiết dã là hợp, cắn. Nghĩa là cắn để hợp lại.
Trong thiên hạ, gia đình có cha con, vợ chồng, anh em. Nước có vua tôi, quân dân. Xã hội có thầy trò, bạn hữu, tất cẩ hợp được mới thông, nhưng sở dĩ không hợp được là vì có trung gian làm gián cách, nên phải dùng thủ đoạn cắn để trừ khử trung gian mà hợp lại. Xem thể quái, thì hào sơ cửu và thượng cửu ví như hai hàm dưới và trên của miệng người ta, trung gian ba hào vạch đứt đôi là miệng trống lại bị một hào dương ở giữa cản ngang miệng, làm thành một gián cách, cho nên phải cắn mà trừ khử nét cản đó đi; cho đến việc quốc gia cũng vậy hễ trừ khử được bọn gián cách, gian tà, sàm nịnh thì được hòa bình vô sự.
22 Sơn Hoả Bí

Sức dã là văn sức, trang sức.
Tượng quẻ Hỏa ở dưới Sơn, là ở trong núi có lửa rọi lên hiện ra quang thái, là hỏa bí sức cho sơn.
23 Sơn Địa Bác

Bác dã, là mòn hết.
Quẻ Bác là quẻ âm trưởng cực, dương tiêu cực, âm là kẻ tiểu nhân, dương là người quân tử, nên tiểu nhân đắc chí, hoành hành, quân tử không chốn hành động, chỉ ẩn núp chờ thời. Nguyên nhất âm sinh ở quẻ Cấn là tháng 5, bắt đầu nhất dương biến nhất âm.
Nhị dương biến thành quẻ Độn là quẻ tháng 6, tam dương biến thành quẻ Bỉ là quẻ tháng 7.
Tứ dương biến thành quẻ Quán là quẻ tháng 8. Ngũ dương biến thành quẻ Bác là quẻ tháng 9. Chốc nữa biến thêm một nét nữa thành quẻ Bát thuần Khôn, là quẻ vô dương.
Cho nên Bác có nghĩa là tiêu hết, rụng hết, dương tiêu rụng, âm nhu quá mạnh.
24 Địa Lôi Phục

Phục dã, trở lại, hoàn phản.
Quẻ Phục cũng là đạo tiểu nhân thịnh cực, thịnh cực thời phải tiêu, đạo quân tử tiêu cực, tiêu cực thời lại trưởng, cho nên gọi là phục (trở lại), thời quân tử bây giờ có hành động ắt thuận lợi.
25 Thiên Lôi Vô Vọng

Vọng dã là làm càn.
Tượng quẻ: Càn trên, Chân dưới, hoạt động hành vi thuận theo lẽ trời, ấy là vô vọng, nếu làm vì nhân dục tức là vọng.
26 Sơn Thiên Đại Súc

Tụ dã. Chữ Súc có ba nghĩa:
1.- Nhóm chứa.
2.- Nuôi nấng.
3.- Ngăn đón.
Tượng quẻ: Cấn trên, Càn dưới là tượng trời lọt vào ở trong núi, đó là sức núi súc chỉ được trời, mà cũng là súc tụ (nhóm) vào trong núi.
27 Sơn Lôi Di

Dưỡng dã, nuôi. Chữ Di có hai nghĩa:
1.- Nuôi dưỡng.
2.- Toàn bộ cằm và miệng.
Tượng quẻ: trên Cấn, dưới Chấn, hình như bộ miệng mép của người, thủ tượng bằng miệng cũng thuộc về ăn uống để nuôi sống. Quẻ Di: 3 hào trên là mình cách trách nhiệm nuôi người; 3 hào dưới là nhờ người nuôi mình.
28 Trạch Phong Đại Quá

Là lớn quá. Có hai nghĩa:
Theo quẻ dương bốn hào mà âm chỉ có hai, là dương đại thời nhiều hơn âm, thế là Đại quá.
Còn có nghĩa là quá lớn như nói về đạo đức, công nghiệp lớn hơn người.
Toàn quẻ bốn dương ở giữa, hai âm ở hai đầu, dương quá cương, âm quá nhược, tượng như cái cây làm cột giữa quá lớn, cội ngọn quá bé, làm sao đứng được, tất phải cong queo. Cũng như âm nhược, dương cương, thì tiểu nhân tiêu hao, quân tử thịnh.
29 Bát Thuần Khảm

Hãm dã, là sụp, hiểm; vì dương hạm ở giữa hai âm, cho nên hãm; lại có nghĩa Khảm là nước, hiểm sâu không gì bằng. Người mà xử vào thời đại trùng hãm, thì hoàn cảnh rất nguy.
30 Bát Thuần Ly

Lê dã. Chữ Ly có hai nghĩa:
Ly là lệ, theo thẻ quẻ một âm ở giữa, nương dựa vào hai dương trên và dưới, nên gọi là lệ. Còn một nghĩa Ly là minh, vì giữa nét đứt đôi, cho nên trống, tượng là trung hư, hư thời sáng, lại là tượng mặt trời, là lửa thảy đều soi sáng, tức là minh.
Nguyên lai chữ Ly có nghĩa: chính và phản. Nghĩa chính Ly là dính dựa vào và Ly nghĩa là phản là lìa. Nhưng đây dùng theo nghĩa chính là dính dựa. Ví như: chim dựa vào rừng, cá dựa vào nước, đến loài người cũng thế, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn cũng đều dựa vào nhau mà tạo nên dân tộc, gọi là hữu sở lệ. Còn nói dính dựa thì có hai cách là dựa vào lối chính hay dựa vào lối tà đó thôi.
31 Trạch Sơn Hàm

Cảm dã, cảm tình thân mật, cảm ứng.
Quẻ thượng Đoài, hạ Cấn tức nữ trên nam dưới có nghĩa gây tình cảm xúc cũng như Cấn sơn, Đoài trạch là tượng trên núi có cái chằm nước, vì sơn có vũng trủng xuống mà đựng được trạch.
32 Lôi Phong Hằng

Cửu dã là lâu dài. Chữ Hằng có hai nghĩa:
1.- Không thay đổi tức là bất định.
2.- Không thôi nghĩ tức là bất dị.
Quẻ Chấn thượng, Tốn hạ nghĩa là nam trên, nữ dưới, cũng như Chấn vi lôi, Tốn vi phong, tượng sấm, gió giúp thế lực cho nhau
33 Thiên Sơn Độn

Thối dã là tránh lui.
Tượng quẻ: Càn thượng, Cấn hạ. Càn là khí trời thường tiến lên hoài, Sơn thì (Cấn) đứng yên một chỗ.
Quẻ này thuộc về tháng 6, nhị âm ở dưới, toàn lùa đuổi tứ dương ở trên, tiểu nhân đạo trưởng, quân tử đạo tiêu, nên lúc đó quân tử phải lánh xa, đó là tượng quẻ.
Tuy nhiên người quân tử còn có bốn dương nên khéo lựa thời cơ thì cũng còn hữu vị.
34 Lôi Thiên Đại Tráng

Thịnh dã là đại thịnh.
Tượng quẻ: dương bốn, âm hai tức là quân tử tráng thịnh lắm rồi. Tuy nhiên đại thịnh nhưng cần phải để ý tới chỗ thất ý.
35 Hoả Địa Tấn

Tiến dã là tiến lên.
Tượng quẻ: Ly trên, Khôn dưới là mặt trời mọc lên trên đất, càng lên cao, càng sáng nhiều, như thế là tiến mạnh lắm. Quân thần tương đắc, trên minh dưới thuận, thế là đại tấn, đại thịnh.
36 Địa Hoả Minh Di

Thương dã là đau thương.
Tựng quẻ: Khôn trên, Ly dưới ý nói mặt trời lặn xuống đất, ý nói bi thương. Quẻ này thật khó xử cho người quân tử, thật là thời rất tối tăm.
Xem qua hình như tối mờ, mà kỳ thực thời minh rất mực, vì nội Ly có tượng văn minh, ngoại Khôn là tượng nhu thuận, cho nên minh ở trong mà nhu che đậy ở ngoài, dùng đạo ấy mà chóng chọi với hoạn nạn lớn.
37 Phong Hoả Gia Nhân

Là người trong một nhà, có cha con, vợ chồng, anh em, có tôn ty, hòa thuận, chân chính. Nam nữ chính, thiên địa chi đại nghĩa dã.
38 Hoả Trạch Khuê

Quái dã là trái, chống nhau, tâm chí không đồng nhau.
Tượng quẻ: Đoài ha, Ly thượng tính trạch thời trầm xuống, tính hỏa thời bùng lên, trên chẳng tiếp dưới, dưới chẳng tiếp trên, thế là chống trái nhau.
Trong quẻ Dịch, quẻ Khuê xấu nhất trong kinh Dịch.
Khuê quái ly tán dù thành nhân cũng khó làm nên cách mạng. Quẻ Khuê chỉ tốt cho những tiểu sự về cá nhân thôi.
39 Thuỷ Sơn Kiền

Nạn dã là gay go, hiểm trở.
Tượng quẻ: Khảm trên, Cấn dưới, mặt bị sóng dồn, lưng bị núi ngăn, đi đứng thật khốn nạn.
Người đã lâm nguy rồi thì chỉ tìm phương thản dị mà đi, vậy nên lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc, cũng có nghĩa là đi đường bình dị, tránh đường hiểm trở.
40 Lôi Thuỷ Giải

Hoãn dã, tan hết, giải tán hết.
Tượng quẻ: Chân lôi, Khảm vũ là âm dương giao cảm, hòa xướng mà đồng mưa sấm, làm tan hết uất khí, quái từ bảo lợi Tây Nam, là con đường duy nhất đưa đến chốn lâu dài.
41 Sơn Trạch Tổn

Tổn dã là thiệt hại, giảm bớt.
Tượng quái thời bớt hào dương ở dưới thêm vào trên, vậy nên ở dưới không được vững bền, trên thì muốn cao, chân không vững tất phải đổ, nên gọi Tổn là việc rất nguy hiểm; cũng có nghĩa là khi hăng giận khí huyết ham muốn quá chừng không đúng với đạo lý, tất phải nên dằn ép bằng cách giảm bớt.
42 Phong Lôi Ích

Ích dã, lợi ích.
Tượng quẻ bớt hào dương ở trên, thêm cho hào âm ở dưới, thế là bớt trên thêm dưới, nên chi dưới được vững bền, gọi là ích.
43 Trạch Thiên Quải

Quyết dã là quyết liệt, bội quyết.
Quẻ này dương thịnh âm suy, quân tử thịnh, tiểu nhân suy, rất tốt; năm quân tử khử một tiểu nhân.
44 Thiên Phong Cấu

Ngộ dã, gặp nhau, đụng nhau.
Tượng quẻ: dưới một âm mà địch nổi năm dương trên. Vậy chớ nên khinh lờn âm, vì nó mạnh biết chừng nào, đã địch nổi năm dương. Tuy hiện tài thì âm còn hèn, nhưng tương lai âm chắc tiến mạnh, vậy chớ thân tín những hạng người nguy hiểm ấy.
45 Trạch Địa Tuỵ

Tụ dã là nhóm họp.
Muốn nhóm họp nhiều người, cần phải có người cầm đầu, chủ tể mới xong, vì nhóm được nhiều người, thường sinh việc tranh nhau, cần phải răn dè.
46 Địa Phong Thăng

Nghĩa là chồng chất lên, hễ đã lên được thì buồm theo gió thuận, ngựa ruổi đường trời, chắc được đại thông. Duy một mực tiến, là tiền tiến, sự nghiệp phát triển là hoài Nam, nghĩa là mặt nước cũng có thể là phương Nam
47 Trạch Thuỷ Khốn

Là khốn khổ.
Tượng quẻ: Đoài âm trên, Khảm dương dưới, thế là quân tử sụp vào tay tiểu nhân, thiệt đau thương khốn nạn, ở vào thời ấy nên nín lặng, giữ miệng thì hơn.
48 Thuỷ Phong Tỉnh

Tỉnh nghĩa là giếng, ở một chỗ thấp hơn hết và ở một chỗ nhất định.
Cho nên ví vào nhân sự, nếu làm một việc gì phải cần có ba điều: phải thăm dò cho ra giếng, phải có công đi tới giếng, bao giờ múc được nước mới thôi, trong thời gian đó phải hết sức cẩn thận, chớ để giữa đường đổ bể.
49 Trạch Hoả Cách

Nghĩa là cải cách, thay đổi, đổi cũ.
Cách là đổi cho thông. Về hoàn cảnh xưa khác với nay, nên cần phải cải cách cho hợp với trào lưu, cho nên trong đời không bao giờ khỏi cách.
50 Hoả Phong Đỉnh

Nghĩa là cái vạc để biến đồ sống ra đồ chín, đổi cứng ra mềm.
Quẻ Hỏa phong tượng trưng cho cái đỉnh. Theo tượng quẻ Tốn là mộc. Ly là hỏa, có nghĩa là lấy mộc đưa vào lửa để nấu chín đồ ăn, thuộc về công việc nấu nướng để nuôi dưỡng.
Ở thượng cửu, đỉnh ngọc huyện, đại xát, vô bất lợi, vì trên có một nét dương như cái đòn xâu vào quai vạc, và tính chất hào thượng vừa cương vừa nhu, vừa đúng chừng mực, nên thủ tượng bằng ngọc huyện, ắt đại cát, không có việc gì mà chẳng lợi.
51 Bát Thuần Chấn

Chĩ dã, thôi, đứng yên.
Thí dụ: như chĩ tất phải có hành cốt cho đúng với thời, thời nên yên lặng thì yên lặng; thời nên hành động thì hành động. Hành, chĩ, động, tịnh tuy có khác nhau, nhưng tất cả phải đúng với thời.
52 Bát Thuần Cấn

Chĩ dã, thôi, đứng yên.
Thí dụ: như chĩ tất phải có hành cốt cho đúng với thời, thời nên yên lặng thì yên lặng; thời nên hành động thì hành động. Hành, chĩ, động, tịnh tuy có khác nhau, nhưng tất cả phải đúng với thời.
53 Phong Sơn Tiệm

Tiến dã, tiến lên, nhưng tiến phải dần dần, có thứ tự mới được hòa thuận.
54 Lôi Trạch Qui Muội

Nghĩa là con gái gả về nhà chồng.
Theo tượng quẻ: Đoài thiếu nữ ở dưới. Chấn là trưởng nam ở trên, nữ trước cầu lấy nam, nam đã bị động theo nữ, đó là tình cảm bất chính tức xấu, không việc gì tốt hết.
55 Lôi Hoả Phong

Đại dã, thịnh dã là lớn.
Tượng quẻ: trên Chấn, dưới Ly, Chấn thời động, Ly thời minh, lấy minh mà động, lại động mà hay minh, ấy là làm cho thịnh đạt. Thời cực thịnh, e có cơ suy, tượng như mặt trời lên tột cao, tất có lúc xế. Cho nên, thịnh đại, cần phải lo đến suy.
56 Hoả Sơn Lữ

Lữ là bỏ nhà đi ra ngoài làm khách.
Theo tượng quẻ: Cấn là sơn dưới, Ly hỏa, đỏ ở trên, chỉ ở tạm trong một lúc mà thôi. Sơn nhờ có hỏa mà sáng tạm trong một lúc, chỉ hanh thông chút đỉnh, nếu lửa tắt thì núi đen thui. Cho nên nói Lữ là tiểu hanh, có làm được gì lớn nữa đâu.
57 Bát Thuần Tốn

Nghĩa là thuận, lại nghĩa là nhập.
Tượng quẻ nhất âm chịu phục tùng nhị dương, tượng tiểu nhân phục tùng quân tử.
58 Bát Thuần Đoài

Duyệt dã, hòa duyệt.
Đoài tượng nước chằm, lại tượng thiếu nữ; nước thường nuôi cây cỏ, sinh vật; thiếu nữ thường làm cho trai phải duyệt. Hễ nhân tình đã duyệt nhau, tất vui vẻ hanh thông.
59 Phong Thuỷ Hoán

Ly dã là tan.
Tượng quẻ: Tốn phong ở trên, Khảm thủy ở dưới tức là gió đi trên nước, nước đựng lấy gió là hoàn tán tứ tung.
60 Thuỷ Trạch Tiết

Tiết có hai nghĩa:
1.- Tiết là mắt, như mắt trúc, mắt cây tùng.
2.- Tiết là tiết kiệm, chừng mực, tiết chế đừng để quá độ.
61 Phong Trạch Trung Phu

Nghĩa là đức tin chứa ở trong lòng.
Tượng quẻ: nội có hai hào dương, ngoại cũng có hai hào dương, thảy đều trung trực, chính giữa hai hào âm là trung hư, tức chứa đầy chân tính. Dù đến lúc nguy hiểm gian nan, tượng như vượt qua sông lớn, dẹp được sóng gió.
62 Lôi Sơn Tiểu Quá

Chữ Tiểu có ba nghĩa:
1.- Cái nọ có ý quá.
2.- Việc nhỏ có quá.
3.- Quá chút đỉnh.
Chữ Quá có hai nghĩa:
a.- quá là quá.
b.- quá là lỗi.
Nhưng quái từ không dùng chữ quá là lỗi. Ba chữ quá nghĩa là việc có quá, nhưng phải thích hợp lẽ phải:
– Hanh quá hồ cung, nhưng không quá kiêu ngạo.
– Tang quá hồ ai, nhưng không quá trang hoàng đình đám.
– Dụng quá hồ kiêm, nhưng quá xa xỉ trang sức.
63 Thuỷ Hoả Ký Tế

Tế nghĩa là làm nên, cũng nghĩa là vượt qua được, như nói tế sự, tế vật, lại nói tế xuyên, tế hiểm.
Tượng quẻ Khảm thủy ở trên, Ly hỏa ở dưới, thủy hỏa tương giao, giúp thành công. Hai chữ Ký tế; ký đã thành rồi, ở trước thì ký tế đã trải qua hai thời kỳ. Thế là việc gì cũng đã thụ thành, chỉnh đốn đàng hoàng cả.
64 Hoả Thuỷ Vị Tế

Quẻ Vị tế là quẻ kết thúc Bộ Dịch, chớ không chỉ vì tiếp quẻ Ký tế mà thôi. Vậy đặt quẻ Vị tế vào cuối cùng Bộ dịch.
Vị tế là thời chưa cùng đã chưa cùng, thời còn sinh, sinh mãi. Vậy nên, đặt tên quẻ bằng Vị tế, mà ở vào thời Vị tế thì vẫn là việc chưa nên, chỉ chưa nên mà thôi, chứ thời đến, thì kết quả cũng nên.

Những đối tượng nào có thể gieo quẻ Kinh dịch ?

Mỗi người đều có nhu cầu, và mục đích sử dụng khác nhau. Nên ai cũng có thể sử dụng và gieo quẻ Kinh dịch

  • Học sinh, Sinh viên: Gieo quẻ Kinh dịch nhằm xem học hành, thi cử …
  • Người lao động: Gieo quẻ dịch nhằm xem mưa thuận gió hoà, mùa màng
  • Người lái xe, hoặc đi xa: Xem việc đi lại, thượng lộ bình an
  • Doanh nhân, công nhân: Gieo quẻ dịch để xem sự nghiệp,làm ăn, đối tác . . .

Khi nào có thể gieo quẻ kinh dịch ?

Chỉ nên gieo quẻ kinh dịch khi thực sự có việc cần thiết. Thời gian gieo có thể vào bất cứ thời gian nào trong ngày

Có thẻ gieo quẻ Kinh dịch tại đâu ?

Có nhiều cách để bạn có thể gieo quẻ kinh dịch, phổ biến nhất vẫn là các nơi tâm linh. Tuy nhiên với sự trợ giúp của công nghệ bạn có thể gieo quẻ tại PhongThuyNhanSinh.com. Đây là một địa chỉ uy tín duy nhất giúp bạn tự gieo quẻ kinh dịch một cách nhanh và chính xác nhất.

Quẻ Kinh Dịch được gieo tại: Gieo Quẻ Lục Hào Mai Hoa (Kinh Dịch) từ Phong Thủy Nhân Sinh

Gieo quẻ kinh dịch có tác dụng gì ?

Gieo quẻ kinh dịch có tác dụng đưa ra dự báo, xu hướng trong tương lại cho một việc nào đó. Giúp hạn chế rủi ro khi thực hiện.

Có thể gieo quẻ kinh dịch theo những cách nào ?

Có thể gieo quẻ kinh dịch theo các cách sau:

– Phương pháp độn mai hoa (quẻ mai hoa)

– Gieo quẻ bằng 3 đồng xu (Lục hào)

– Gieo quẻ bằng phương pháp cỏ thi

– Gieo quẻ bằng sim số điện thoại

– Gieo quẻ bằng serial tiền

Hướng dẫn gieo quẻ mai hoa

Phương pháp gieo quẻ Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

Thiệu Ung (邵雍) (1011 – 1071), tự là Nghiêu Phu (堯夫), hiệu là Khang Tiết (康節), người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng – trừ – nhân – chia để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách “Mai Hoa Dịch số” của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong ba bộ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa.

Thiên can địa chi là gì?

Ngũ Hành Là Gì?


Tham khảo nguồn: hocvienlyso.org & wikipedia

Tìm kiếm thêm bài có từ khóa: